A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những người tiên phong trong cách nghĩ nếp làm

Những năm gần đây trên địa bàn huyện Kon Rẫy xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình trong việc “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Họ là những người tiên phong dám nghĩ dám làm và dám thay đổi, luôn đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình ổn định cuộc sống nơi thôn làng.

Anh A Hoa chăm sóc cây cà phê

Anh A Hoa, thôn trưởng thôn 4 xã Đăk Kôi là một người con ưu tú của làng, chịu thương, chịu khó học hỏi về cách làm kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Không trồng chờ ỷ lại vào nhà nước về hỗ trợ nguồn nước sạch sinh hoạt, anh đã tự đào giếng nước để cung cấp nước sạch cho gia đình và hỗ trợ nước sạch cho các hộ trong thôn có nước sạch sinh hoạt. Đồng thời, tuyên truyền vận động bà con trong thôn có điều kiện tự đào giếng nước, đến nay toàn thôn có 12 giếng nước sạch của các hộ dân trông thôn tự đào để cung cấp nước sạch sinh hoạt hàng ngày. Không những thế anh còn người tiên trong việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh A Hoa cho biết: “Đối với giếng nước, em tự đào trước để có nước sạch cho gia đình dùng, cứ mùa mưa bà con ở nhà gần hay xách nước uống. Mình làm bà con thấy tiện lợi, sạch sẽ, mùa gì nước cũng sạch như thế, hiện nay đa số bà con trong thôn đều tự đào giếng nước”.

Chị Y Brang Bí thư thôn 8 làng Kon Nhên xã Đăk Ruồng cũng là một điển hình trong tu duy thay đổi nếp nghĩ cách làm của vùng đất nơi đây. Lập gia đình vào năm 2009 bản thân chị đã có cách làm mới trong phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, Chị đã áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế, chuyển đổi trồng cây công nghiệp như cây cà phê, cây sắn thay thế cho những cây trồng cũ năng xuất thấp để phát triển kinh tế bền vững và có cuộc sống ổn định , xây dựng nhà cửa khang trang và có điều kiện nuôi con khỏe, dạy con ngoan , học  hành đến nơi đến chốn. Chị tâm sự:Bản thân tôi luôn đi đầu trong thôn để người dân noi theo, tức là mình cố gắng làm sao vận động người dân tăng gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, trồng những loại cây có năng xuất cao tăng thu nhập như cây cà phê, và vận dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc cây trồng, hiện nay trên địa bàn thôn quản lý chỉ có 6 hộ nghèo/109 hộ toàn thôn”.

Chị Y Brang Bí thư thôn 8 làng Kon Nhên xã Đăk Ruồng

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều gương điển hình dân tộc thiểu số chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo Cuộc vận động “Thay đổi nếp nghĩ cách làm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” ở huyện Kon Rẫy. Cuộc vận động này đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người dân vùng dân tộc thiểu số. Nhiều gia đình dân tộc thiểu số đã thay đổi dần cách thức trong lao động sản xuất, mạnh dạn đổi mới cách làm ăn; biết tiếp thu, học hỏi cái mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và năng lực sản xuất của gia đình, qua đó đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng chí Trương Hồng Doanh, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ruồng

Qua trao đổi, Đồng chí Trương Hồng Doanh, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ruồng cho biết: “Cho đến thời điểm này thực hiện cuộc vận động bước đầu có kết quả đáng khích lệ. Thứ nhất người dân đã biết chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và vươn lên làm giàu chính đáng, biết thực hiện việc chi tiêu hợp lý, chuyển đổi một số cây trồng  từ đó đời sống của người dân có bước phát triển rõ rệt cảnh quan môi trường nhà cửa bà con xây dựng khang trang, tường rào cổng ngỏ đã được xây dựng, đảm bảo theo khoa học và theo quy hoạch của địa phương, tỷ lệ người dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo hàng năm giảm rõ rệt”.

Huyện Kon Rẫy có gần 65% là người đồng bào dân tộc thiểu số, với 27 dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu làm nông nghiệp là chính. Để thoát nghèo, trước tiên là phải thay đổi nhận thức, tạo động lực phấn đấu vươn lên. Qua cuộc vận động đã có rất nhiều người dân vùng dân tộc thiểu số đã bỏ được tư duy dựa dẫm, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, mà thoát nghèo bằng chính sức lao động, bằng ý chí và nghị lực của mình, đó là điều đáng quý. “Thay đổi nếp nghĩ cách làm”, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo và góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới hiện nay./.


Tác giả: Y Nhàn-Thành Trung (Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện)

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật