A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kon Rẫy thực hiện tốt bảo tồn nhà Rông truyền thống

Huyện Kon Rẫy với nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đời sống dân tộc Ba Na và Xơ Đăng gắn liền với nhà Rông. Nhà Rông là một trong những nét đặc trưng văn hóa nổi bật của đồng bào dân tộc cư ngụ tại Tây Nguyên. Đây là nơi diễn ra toàn sinh hoạt cộng đồng của buôn làng; Là nơi thể hiện sự kết nối tâm linh trong cộng đồng và truyền đạt cho thế hệ trẻ về những giá trị văn hóa truyền thống. Bên canh đó nhà Rông còn được biết đến là một sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc. Đây là đặc trưng văn hóa tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây nguyên.

Thực hiện Kế hoạch số 141/KH-UBND, ngày 15/9/2021 của UBND huyện về bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa nhà Rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 – 2025 các địa phương và Nhân dân trên toàn huyện đã xác định rõ về tầm quan trọng của nhà Rông đối với đời sống sinh hoạt của của Nhân dân trên địa bàn. Do đó, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn được triển khai kịp thời.

Kết quả cho thấy, từ đầu năm 2021 cho đến nay trên địa bàn huyện đã có 3 nhà Rông được xây dựng mới ở xã Đăk Kôi (làng Tu Rơ Băng), xã Đăk Tờ Lung (làng Kon Vi Vàng, làng Kon Rá); Bên cạnh đó 5 nhà Rông trên địa bàn huyện cũng được sửa chữa (Đăk Pne 2, Đăk Tờ Re 3) và nhiều sân nhà Rông được kiên cố hóa. Nguồn lực thực hiện việc xây dựng và sửa chữa nhà Rông chủ yếu là sự đóng góp của người dân tại chỗ trong việc tìm, lấy vật liệu và tổ chức xây dựng. Ngoài ra, từ chương trình Mục tiêu Quốc gia và các nguồn lực khác, đã có hàng trăm triệu đồng từ nguồn ngân sách nhà nước để hỗ trợ các thôn, làng xây dựng nhà Rông trên địa bàn.

Sửa chữa  nhà Rông taị Kon Vi vàng xã Đăk Tờ Lung

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn có 36 nhà Rông (huyện có 43 làng đồng bào DTTS) hoạt động hiệu quả, mang đậm bản sắc của các dân tộc tại địa phương. Ngoài nhà Rông, một số làng trên địa bàn huyện đều có nhà sinh hoạt chung (nhà dài) để làm nơi sinh hoạt của cộng đồng như một số làng của xã Đăk Tờ Re, xã Đăk Ruồng.

Ngoài việc bản tồn nhà Rông trên địa bàn huyện, các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với nhà Rông được triển khai đồng bộ: Qua đó các hoạt động văn hóa: Hội thi cồng chiêng, xoang, Ngày hội văn hóa.., lễ hội: Ét đông; mừng lúa mới.. đều được tổ chức thường xuyên; một số nhà Rông đã  trưng bày các hiện vật văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của dân tộc mình như: trống, chiêng, gùi… Bên cạnh đó việc sinh hoạt văn hóa, truyền dạy cồng chiêng, múa xoang và các hoạt động khác của thôn, làng đều gắn chặt, khăng khít với nhà Rông.

 Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện tại xã Đăk Tờ Re

Có được kết quả như vậy, trước hết là nhận thức đúng đắn của cấp ủy, chính quyền địa phương; Bên cạnh đó là nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn về giá trị và ý nghĩa của việc bảo tồn nhà Rông truyền thống.

Bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn đó những tồn tại mà các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn cần triển khai để công tác bảo tồn nhà Rông và bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa gắn với nhà Rông trên địa bàn huyện đạt được theo kế hoạch đã đề ra, đó là: Việc quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu; kinh phí nhà nước hỗ trợ cho công tác bảo tồn nhà Rông; việc bảo tồn các giá trị văn hóa gắn với nhà Rông; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụng đất; xây dựng mới nhà Rông Kon Dơ Năng, xã Đăk Tờ Re bị cháy năm 2022./.


Tác giả: Vũ Hưng (Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện)

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật