A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kon Rẫy: Nỗ lực truyền dạy cồng chiêng, múa xoang

Những năm qua huyện Kon Rẫy đã chú trọng cồng tác truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho thế hệ trẻ, nhằm  góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

Quang cảnh lớp truyền dạy công chiêng

Công tác truyền dạy cồng chiêng xoang là nhiệm vụ văn hóa quan trọng hằng năm, được Trung tâm VH-TT-DL&TT phối hợp với các  địa phương triển khai thực hiện mở các lớp truyền dạy cho các cháu thanh thiếu niên người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đồng chí Trần Minh Quang - HUV, Giám đốc Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện khẳng định: Công tác truyền dạy cồng chiêng, múa xoang được huyệt rất quan tâm, hàng năm trên kế hoạch được giao, Trung tâm văn hóa, phối hợp với UBND các xã, các đơn vị trường mở các lớp cồng chiêng, múa xoang cho các em thiếu nhi trên địa bàn. Hiện nay chúng tôi cũng ngắm đến các đối tượng là các em thiếu niên nhi đồng, và đây các em nhỏ tuổi, có năng khiếu, tư duy học tập tốt để giữ gìn bản sắc văn hóa cồng chiêng trên địa bàn.

Không chỉ tổ chức truyền dạy cồng chiêng, múa xoang tại các khu dân cư, việc truyền dạy cồng chiêng xoang còn chú trọng triển khai truyền dạy tại các điểm Trường Tiểu học và THCS đóng chân trên địa bàn các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Việc tổ chức truyền dạy tại các ngôi trường phần nào giúp các em có cơ hội tham gia đầy đủ và tiếp thu tốt hơn.

Y Thuyết học sinh trường Phổ thông dân tộc Bán trú THCS xã Đăk Kôi tâm sự: Con cảm thấy rất vui khi được vào lớp cồng chiên này, lớp bọn con cũng rất cố gắng học múa cũng rất là hay. Tụi con sẽ cố gắng hơn nữa, những gì chúng con học được sắp tới đây nếu trong làng có lễ hội gì thì tụi con sẽ tham gia múa. 

Để việc truyền dạy cồng chiêng múa xoang cho các em thiếu niên, nhi đồng tại các địa phương được diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao không kể không đến công lao đống góp tận tình của các nghệ nhân trong việc tập hợp và truyền dạy cho các em.

Nghệ nhân Y Thanh xã Đăk Kôi tâm sự thêm: Trong quá trình tập luyện cho các em những ngày qua, theo tôi thì tôi nhận thấy các em đã có nhiều kiến thức từ rất lâu rồi,  bởi các điệu múa xoang các em đã được truyền daỵ từ cha mẹ, cho nên việc truyền dạy cho các em được các em tiếp thu rất là nhanh và rất hiệu quả.

Nghệ nhân Y Đương thôn 8, xã Đăk Tơ Re, cho biết: Bản thân tôi sẽ cố gắng truyền dạy cho các em những điệu múa của cồng chiêng,, xoang của dân tộc mình. Bên cạnh đó bản thân tôi sẽ cố gắng tìm tòi thêm những điệu múa  xoang hay ở các thôn khác, để truyền dạy cho các em, những điệu múa này phù hợp với lứa tuổi các em, giúp các em dễ tiếp thu hơn.

Tính từ năm 2017 đến nay, Phòng ban chuyên môn huyện phối hợp với các xã, thị trấn, các đơn vị trường học tổ chức mở được 16 lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho 400 học viên là thanh thiếu niên dân tộc thiêu số, trong đó có 3 lớp được mở tại các trường tiểu học, PTDTBT-THCS và 13 lớp mở tại các khu dân cư. Sau khi hoàn thành, mỗi lớp có thể diễn tấu từ 1 đến 2 bài cồng chiêng, múa xoang của chính dân tộc mình thường được dùng trong các lễ hội của buôn làng.

Ông Trần Minh Quang, Giám đốc trung tâm VH-TT-DL&TT huyện khẳng định thêm: Bên cạnh đó, các thôn, các làng trên địa bàn, già làng và các nghệ nhân cũng thường xuyên tổ chức truyền dạy cồng chiêng cho các em trên địa bàn. Hầu như trên địa bàn các thôn đều có các đội cồng chiêng múa xoang lớn, cũng như các đội cồng chiêng xoang thiếu nhi, để đảm bảo công tác giữ gìn bảo tồn, phục vụ cho sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn.

Có thể nói việc tổ chức truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện trong thời gia qua, đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong giới trẻ, qua đó góp phần bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa cồng chiêng, múa xoang trên địa huyện hiện tại và trong tương lai./.


Tác giả: Y Nhàn - Hữu Huy ( Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện Kon Rẫy)

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật