A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kon Rẫy: Giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Sau gần 2 năm thực hiện triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” đến nay, huyện Kon Rẫy đã giúp cho một phận đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm, bỏ dần những hủ tục, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Cuộc vận động

Để cuộc vận động đi vài chiều sâu và đạt được kết quả cao nhất, Các cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở, BCĐ cuộc vận động và toàn hệ thống chính trị đã đồng loạt vào cuộc để triển khai thực hiện. Cấp ủy Đảng đã xác định muốn thành công đầu tiên là phải công tác tuyên truyền. Gắn kết nội dung tuyên truyền cuộc vận động là tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy, nhất là các lĩnh vực về đất đai, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, các mô hình hay, cách làm hiệu quả, gương đồng bào DTTS điển hình trong lao động sản xuất, từng bước thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo.

Đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo đi cơ sở hướng dẫn bà con làm ăn kinh tế

Ngày từ khi triển khai cuộc vận động, hàng trăm cuộc họp với Nhân dân để thống nhất chủ trương thực hiện. Từ buổi ban đầu, Nhân dân còn bở ngỡ, đến nay đại đa số bà con Nhân dân trên địa bàn đã hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của cuộc vận động. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng được triển khai đồng bộ. Kết quả qua 2 năm xây dựng được 12 chuyên mục, 50 bài, phóng sự và 194 tin trên sóng truyền thanh; Trang thông tin điện tử huyện; hàng chục lượt tuyên truyền trên xe lưu động và hàng trăm câu khẩu hiệu tại các điểm công cộng.

Mô hình cải tạo vườn tạp của Khối MT – Đoàn thể tại thôn 2 xã Đăk Kôi

Sau 2 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động, toàn huyện có 57 mô hình, đa số các mô hình hoạt động hiệu quả. Trong đó, các xã, thị trấn: 25 mô hình; Mặt trận và đoàn thể huyện: 13 mô hình; các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND huyện 16 mô hình; các cơ quan lực lượng vũ trang huyện: 03 mô hình. Tổng kinh phí thực hiện các mô hình trên 1,5 tỷ đồng, trong đó, hộ dân đóng góp trên 200 triệu đồng.

Mô hình Anh A Phai – nuôi Hươu lấy nhung tại thôn 7, xã Đăk Tơ Lung

Được các cấp, các ngành tuyên truyền và thực hiện cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, anh A Phai là người dân tộc thiểu số đầu tiên ở huyện Kon Rẫy áp dụng mô hình mới “ nuôi hươu lấy nhung” với quyết tâm có thay đổi nếp nghĩ, cách làm mới thoát nghèo bền vững. Anh mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 4 con hươu đực, cái đưa về nuôi tại gia đình. Sau gần 1 năm chăm sóc, gia đình anh đã có nguồn thu nhập ổn định. Bên cạnh đó gia đình anh còn chuyển 1,5ha đất trồng mỳ đã bạc màu sang trồng cây Bạch Đàn. Anh Phai chia sẻ Sau khi có cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững, mình thấy cuộc vận động rất phù hợp để cho chúng tôi áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất, đưa cuộc sống ổn định, thoát nghèo bền vững”.

 

 

 

Mô hình trồng cây cà phê xem cây mắc ca của gia đình A Châm – thôn 10, xã Đăk Ruồng

Gia đình anh Châm, ở thôn 10, làng Kon S Kôi, xã Đăk Ruồng thực hiện mô hình VAC, khá bàn bản và đem lại hiệu quả tương đối cao. Phần đất thấp, gần suối anh đào thả cá, trồng lúa nước, phía cao hơn xây chuồng nuôi heo địa phương, đảm bảo vệ sinh môi trường; 2 ha bời lời được anh chặt bỏ trồng cây cà phê xem cây mắc ca. Nhờ sự chăm chỉ lao động và thay đổi cách nghĩ, nếp làm mô hình của gia đình anh được cấp ủy, chính quyền địa phương làm mô hình điểm để cho bà con học kinh nghiệm và làm theo. Ông Trần Văn Thái, Bí thư Chi bộ thôn 10 làng Kon SKôi, xã Đăk Ruồng nhận xét “gia đình A Châm là người đầu tiên thay đổi nếp nghĩ, ở thôn 10. Từ mô hình này, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, chỉ đạo cho các chi Hội trưởng A Châm về nếp nghĩ, các làm chuyên đổi các loại cây không hiệu quả chuyển sang trồng cây dài ngày cho năng xuất góp phần xóa đói giảm nghèo”.

Đồng chí A Rênh – Bí thư Chi bộ Kon Jri Pen, xã Đăk Tờ Re

Gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tích cực vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, A Rênh – Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Kon Jri Pen, xã Đăk Tờ Re đã góp phần làm thay đổi đời sống người dân và diện mạo khu dân cư. Trong năm 2021, thôn Kon Jri Pen tập trung hướng về cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ông A Rênh tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng mì sang trồng cây ăn trái. Hiện tại, ông đang có 14 gốc sầu riêng, 14 gốc mít Thái và 6 gốc bơ. Học theo cách làm của ông A Rênh, nhiều hộ gia đình trong thôn Kon Jri Pen đã chuyển đổi diện tích mì sang cây ăn quả. Đồng thời, các hộ cũng tích cực học hỏi các kiến thức, kỹ thuật mới để áp dụng vào các mô hình sản xuất của mình được tốt nhất. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, ông A Rênh tích cực tuyên truyền, vận động bà con thay đổi thói quen nhốt gia súc trước nhà hoặc dưới gầm nhà ra sau nhà hoặc ở góc vườn để bảo đảm môi trường. Ông A Rênh tâm sự: Tập quán chăn nuôi nhốt gia súc trước nhà hoặc dưới gầm nhà trở thành thói quen từ bao đời nay, nên việc thay đổi không thể trong một sớm một chiều. Bởi vậy, tôi phải thường xuyên dành nhiều thời gian đến từng hộ gia đình, chỉ ra những hạn chế về ô nhiễm môi trường, nguy cơ dịch bệnh, ruồi muỗi… để bà con tự nhận thức ra và thay đổi. Đến nay, hầu hết hộ gia đình trong thôn đã không còn nhốt gia súc trước nhà hoặc dưới gầm nhà. 

Đây là 3 mô hình tiểu biểu ở huyện Kon Rẫy trong hàng trăm mô hình của người dân tộc thiểu số thực hiện Cuộc vận động đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn góp phần xây dựng thôn làng địa phương đổi mới và phát triển ổn định.

Bà Đinh Thị Mỹ Hảo - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động huyện cho biết: Theo thống kê cuối năm 2022, toàn huyện có số hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 4.864 hộ, chiếm tỉ lệ 65,31% so với dân số toàn huyện; số hộ đồng bào DTTS nghèo là 1.196 hộ, chiếm tỷ lệ 24,59% số hộ DTTS toàn huyện; số hộ đồng bào DTTS cận nghèo là 845 hộ, chiếm tỷ lệ 17,37% số hộ DTTS toàn huyện. Thực hiện Cuộc vận động, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện bằng các hình thức tuyên truyền trực tuyến, hội nghị, tuyên truyền miệng; đồng thời, chỉ đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp tuyên truyền, vận động thông qua hệ thống đài truyền thanh, truyền hình, mạng xã hội, trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống thông tin tuyên truyền lưu động của cấp huyện và cấp xã, qua các pa nô, áp phích, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, mục đích và các chỉ tiêu cụ thể của Cuộc vận động.

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động huyện chỉ đạo các ban, ngành liên quan và các địa phương xây dựng mô hình điểm để người dân học tập, làm theo. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội huyện rà soát, xây dựng mô hình điểm về “Vệ sinh môi trường và cải tạo vườn tạp tại thôn Kon Đó, xã Đăk Kôi”. Thông qua việc thực hiện mô hình, người dân trong thôn tổ chức tổng dọn vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương theo định kỳ hàng tháng; hỗ trợ, hướng dẫn 3 hộ gia đình cải tạo vườn tạp và nhân rộng ra các hộ khác. Kết quả, qua 2 năm thực hiện, cảnh quan, môi trường của thôn đã có nhiều thay đổi; ý thức người dân được nâng cao, thôn làng sáng, xanh, sạch đẹp và thân thiện hơn; các hộ làm quen với việc tạo dựng vườn nhà gọn gàng, bố trí khoa học, sử dụng diện tích đất vườn hợp lý; mang lại hiệu quả kinh tế và cải thiện bữa ăn trong gia đình.

Bà Y Đeo ở thôn 8, xã Đăk Ruồng,huyện Kon Rẫy làm vườn rau sạch cho gia đình

Đồng thời, Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn của huyện chủ động phối hợp với chính quyền, ban, ngành liên quan cùng cấp kịp thời triển khai xây dựng các mô hình điểm cấp xã, đảm bảo phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế tại địa phương. Trong đó, đã triển khai các mô hình có hiệu quả cao như: Một số mô hình đem lại hiệu quả nổi bật như: Mô hình “Nuôi hươu lấy nhung” (hộ A Phai) và Mô hình “Vận động Nhân dân làm chổi đót” tại thôn 7 – xã Đăk Tơ Lung của BCĐ, Mặt trận xã; Câu lạc bộ “Sinh hoạt văn hóa Du lịch cộng đồng” Thôn 5 – xã Tân Lập của Phòng VHTT; Mô hình “Trồng nấm bào ngư xám” thôn 2 – Đăk Pne của Huyện đoàn; Mô hình “Cải tạo vườn tạp” Thôn 8 (hộ Y Đeoh) của MT – ĐT xã Đăk Ruồng; Mô hình “Tiết kiệm nuôi heo đất - san sẻ yêu thương” Thôn Kon Jri Pen xã Đăk Tờ Re của Mặt trận xã; Mô hình “Hướng dẫn nhân dân trồng, chăm sóc lúa nước” Thôn 1 khu Đăk Puih xã Đăk Pne của BCĐ xã… Cấp huyện: Mô hình vệ sinh môi trường và cải tạo vườn tạp tại thôn 1 - xã Đăk Kôi. Cấp xã: Mô hình “Trồng và chăm sóc cây chuối” tại thôn 5-thị trấn; Mô hình vệ sinh môi trường tại thôn 2 (Tu Ngó – Kon Bông) - xã Đăk Kôi;  Mô hình “Chổi đót” tại Thôn 7 (Kon Lung) – xã Đăk Tơ Lung; Mô hình “Vệ sinh môi trường và vườn, ao, chuồng” tại thôn 8 - xã Đăk Ruồng; Mô hình “Vệ sinh môi trường” tại thôn 2 – xã Đăk Pne; Mô hình “Khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường” tại thôn 5 – xã Tân Lập; Mô hình “Tiết kiệm nuôi heo đất – San sẻ yêu thương” tại thôn 3 (Kon Jri Pen) – xã Đăk Tờ Re…

Bà Đinh Thị Mỹ Hảo nhận xét: Cuộc vận động đã được triển khai kịp thời, đảm bảo yêu cầu. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện đã nhận thức cơ bản về ý nghĩa, mục đích, nội dung của Cuộc vận động. Nhờ đó, Cuộc vận động từng bước đi vào cuộc sống người dân, gắn với các phong trào, cuộc vận động khác, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đã và đang góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. 

Qua 2 năm triển khai thực hiện cuộc vận động, các ngành, địa phương huyện Kon Rẫy đã giúp cho 522 hộ dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo; 100% hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đã được tuyên truyền, phổ biến nội dung Cuộc vận động. Có từ 45% trở lên hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, biết chi tiêu hợp; 18% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã; Cuộc vận động đã giúp cho một bộ phận đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, bỏ dần những hủ tục, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững góp nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.


Tác giả: Lâm Hiền ( Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện Kon Rẫy)

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật