Họp triển khai tăng cường cải cách hành chính, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Bên cạnh đó việc thực hiện quy định tại Khoản 5, Điều 13, Thông tư 80/2021/TT-BTC, ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính về khoản thu 1% là khoản thu mà Kho bạc Nhà nước được phép khấu trừ trên doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với khối lượng của công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp thực hiên thông qua chủ đầu tư luôn được chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Kho bạc Nhà nước Kon Rẫy nhận thấy một số khoản thu người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước qua Ngân hàng ủy nhiệm thu (Các khoản thu nộp trực tiếp tại KBNN hiện nay rất ít, chỉ còn lại một vài KBNN còn trực tiếp Thu – Chi tiền mặt, chưa ủy quyền công việc này cho các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Do vậy, việc thu qua môi trường điện tử (qua liên Kho Bạc) hầu như cũng rất ít, chủ yếu qua việc các doanh nghiệp trích từ tài khoản tiền gửi của mình hoặc trực tiếp nộp qua hệ thống Ngân hàng thương mại. Nội dung này cũng bao gồm đến cả vấn đề thu thuế vãng lai nội, ngoại tỉnh mà bài viết muốn đề cập) và các khoản Thu qua chủ đầu tư được khấu trừ trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước (theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC, ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính) không đúng mã chương so với mã chương doanh nghiệp (người nộp thuế) đã đăng ký với cơ quan thuế trên hệ thống. Qua đó dẫn đến có một số khoản thu, Kho bạc Nhà nước sẽ hạch toán phân chia tỷ lệ điều tiết, các cấp ngân sách không đúng với quy định (Tại Nghị quyết số 57/2021/NQ – HĐND ngày 9/12/2021 của Hội đồng nhân dân Tỉnh Kon Tum)(Đây là nội dung cốt lõi mà bài viết muốn trao đổi, nghiên cứu. Theo số liệu tổng hợp từ KBNN đến tháng 11 năm 2023 toàn hệ thống KBNN Tỉnh Kon Tum có 6.377 món sai chương, tỷ lệ điều tiết. Trong đó, tại KBNN Kon Rẫy có 468 món cần phải điều chỉnh). Việc này gây tiềm ẩn rủi ro trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý các khoản thu ngân sách, trong đó có trách nhiệm thuộc về cơ quan Thuế, Ngân hàng thương mại, người nộp thuế, Chủ đầu tư và Kho bạc Nhà nước.
Trên cơ sở đó, với mục tiêu tập trung nhanh, chính xác, đầy đủ các khoản Thu vào Ngân sách Nhà nước. Kho bạc Nhà nước Kon Rẫy nhận thấy, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể, đó là:
Thứ nhất, sắp xếp, bố trí công chức làm nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước, có đầy đủ năng lực, trình độ, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ rà soát, kiểm tra, báo cáo, nhận diện, phân tích sự phù hợp giữa các thông tin hạch toán về thu Ngân sách.
Thứ hai, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị lực lượng thay thế khi công chức được giao nhiệm vụ vắng mặt hoặc trong luân phiên công việc tại đơn vị. Thường xuyên rà soát, kiểm tra tỷ lệ phân chia, điều tiết trên chương trình TCS.
Thứ ba, ngay sau khi nhận được khoản thu từ chương trình TCS kế toán Thu phải tiến hành trao đổi ngay với Chi cục thuế để xác nhận khoản thu hoặc điều chỉnh kịp thời chương, tỷ lệ điều tiết cho các cấp Ngân sách đúng quy định. Đối với các khoản thu khấu trừ 1% thuế giá trị gia tăng (VAT) của doanh nghiệp qua chủ đầu tư, cần yêu cầu chủ đầu tư và doanh nghiệp (người nộp thuế) xác nhận lại chương đã đăng ký với cơ quan Thuế, đảm bảo hoàn toàn chính xác, khớp đúng.
Thứ tư, tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan bằng những quy chế cụ thể, phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về Thu NSNN. Chia sẻ với các Ngân hàng phối hợp ủy nhiệm thu cẩm nang nghiệp vụ hạch toán chi tiết về Thu ngân sách, giúp cho việc thu được tập trung nhanh gọn, chính xác, đúng quy định. Qua đó tạo mối liên hệ mật thiết, thống nhất, đồng bộ giữa Ngân hàng ủy nhiệm thu, người nộp thuế, Kho Bạc Nhà nước, Cơ quan Thuế và cơ quan Tài chính.
Để các giải pháp trên thực hiện có hiệu quả, chúng tôi đề xuất kiến nghị một số nội dung sau: Đối với Bộ tài chính và Kho bạc Nhà nước: Tiếp tục cải cách hành chính bằng việc có kế hoạch nâng cấp ngay chương trình TCS đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiểm soát Thu ngân sách Nhà nước, như việc chương trình TCS khi nhập mã số thuế chương trình sẽ tự động ánh xạ qua mã chương, mà người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan Thuế . Khi chương trình TCS đáp ứng được chức năng này sẽ giảm được thời gian thao tác, tránh được tối đa sai sót trong việc thu NSNN. Đối với Ngân hàng ủy nhiệm và phối hợp thu: Thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu quả quá trình ủy nhiệm và phối hợp Thu giữa Ngân hàng – Kho bạc – Thuế. Phối hợp kịp thời với KBNN và cơ quan Thuế trong việc xác định thông tin hạch toán chi tiết về Thu ngân sách. Đối với chủ đầu tư và doanh nghiệp (Người nộp thuế): Phối hợp chặt chẽ với KBNN, xác định chính xác chương đã đăng ký với cơ quan Thuế để thực hiện việc nộp thuế kịp thời đầy đủ vào Ngân sách nhà nước. Đối với cơ quan Thuế: Rà soát đối chiếu qua báo cáo của KBNN để có sự điều chỉnh kịp thời, không để tình trạng người nộp thuế nộp sai chương như đã đăng ký trên hệ thống. Hướng dẫn, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của người nộp thuế liên quan đến các thông tin về các khoản thu NSNN phải nộp theo quy định hiện hành.
Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, cùng với sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các đơn vị liên quan, qua đó đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để KBNN Kon Rẫy- Kon Tum hoàn thành tốt nhiệm vụ Thu NSNN nói chung, thu thuế qua môi trường điện tử, Ngân hàng ủy nhiệm thu và thu trực tiếp qua chủ đầu tư (khoản thu 1% VAT) nói riêng trong thời gian qua. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng, hiệu quả tránh được những sai sót, điều chỉnh không đáng có trong thực hiện nghiệp vụ liên quan đến công tác này thì cần tăng cường các giải pháp cũng như kiến nghị tháo gỡ các khó khăn để thực hiện tốt hơn nữa việc thu thuế trong thời gian tới./.