A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kon Rẫy: Tiếp tục Triển khai thực hiện Đề án “bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số

Thực hiện kế hoạch 148-KH/UBND, ngày 18/11/2022, của Ủy ban nhân dân huyện về việc triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn huyện Kon Rẫy.

Dệt thổ cẩm xã Đăk Pne

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và Nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ nói riêng, bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung; là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân. Phát huy tiềm năng và lợi thế của nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo động lực để phát triển đời sống kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Theo đó mục tiêu cụ thể đến năm 2025 tiếp tục khôi phục, bảo tồn, lưu giữ bí quyết nghề nghiệp, phát huy giá trị văn hóa đối với 09 nghề truyền thống của huyện là:  Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, rèn, gốm, tạc tượng, đẽo thuyền độc mộc, làm nỏ. Xây dựng ít nhất 01 điểm trưng bày giới thiệu, ký gửi sản phẩm nghề truyền thống kết hợp các sản phẩm đặc trưng (OCOP) của huyện gắn với các điểm thăm quan du lịch. Khuyến khích và hỗ trợ các loại hình kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh, giới thiệu, ký gửi, mua bán bán sản phẩm nghề truyền thống. Hằng năm tổ chức ít nhất 01 lớp dạy nghề cộng đồng tại thôn (làng) với khoảng 20 người học nhằm đảm bảo cho việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống hiện có trong Nhân dân.  Phấn đấu đến năm 2030 thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu mở lớp truyền dạy, phát triển nguồn nguyên liệu… đến bao tiêu sản phẩm. Tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số tham gia thực hiện bảo tồn và phát triển nghề truyền thống có được nguồn thu nhập ổn định, góp phần cải thiện kinh tế gia đình.  Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống trong tình hình mới./.

                                                 


Tác giả: Y Nhàn ( Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện Kon Rẫy)

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật