A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử trong năm 2023 trên địa bàn huyện

Vừa qua, ngày 05/01/2023 Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kon Rẫy ban hành Hướng dẫn số 26-HD/BTGHU về hướng dẫn tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử trong năm 2023. Theo đó, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đề nghị các địa phương, đơn vị trong huyện tập trung chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử trong năm 2023, với các hình thức tuyên truyền: trên báo chí, trang thông tin điện tử; loa truyền thanh cơ sở, tuyên truyền lưu động, mạng xã hội, các phương tiện cổ động trực quan như: panô, băng rôn, bảng khẩu hiệu, treo cờ; thông qua hội nghị, sinh hoạt Đảng, đoàn thể, tọa đàm; hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, dân vận, văn nghệ, thể thao;...

Tuyên truyền trực quan trên địa bàn huyện.

Về kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước: (1) Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) và Tết nguyên đán Quý Mão 2023. Trong đó, tập trung tuyên truyền về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; những thắng lợi vĩ đại và thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định vai trò, uy tín, bản lĩnh, trí tuệ và năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng trong suốt chặng đường cách mạng 93 năm qua; Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 18/11/2022 của Ban Bí thư “về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023”; (2) Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch): Ý nghĩa của Ngày Giỗ Tổ - Lễ hội Đền Hùng, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; các giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước; kết quả trong việc kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam qua hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; (3) Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023): Giá trị và ý nghĩa lịch sử, tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử; (4) Kỷ niệm 69 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2023): Đường lối kháng chiến, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; khẳng định tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nêu bật những chiến thắng và chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; khẳng định ý nghĩa to lớn và sâu sắc của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc và thời đại; (5) Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023): Thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Kết quả thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII “tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở địa phương, đơn vị; biểu dương và nhân rộng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm sáng tạo; (6) Kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023): Ý nghĩa lịch sử, mốc son chói lọi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Mục tiêu, trọng tâm, nhiệm vụ và giải pháp về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn mới được nêu trong Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương. Đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám, vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về các ngày kỷ niệm của tỉnh: (1) Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (09/2/1913 - 09/2/2023): Thực hiện theo nội dung Công văn số 957-CV/HU, ngày 12/9/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về “tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (09/2/1913 - 09/2/2023)”; (2) Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2023): Truyền thống cách mạng của quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã vượt qua khó khăn, gian khổ, chiến đấu giành thắng lợi, góp phần cùng cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; (3) Kỷ niệm 32 năm Ngày thành lập lại tỉnh Kon Tum (12/8/1991- 12/8/2023): Những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh sau 32 năm thành lập lại tỉnh; và quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh; (4) Kỷ niệm 93 năm Ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum (25/9/1930 - 25/9/2023): Truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong 93 năm qua. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với những thành tựu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Tập trung tuyên truyền những kết quả đạt được sau gần 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; (5) Kỷ niệm 92 năm Cuộc đấu tranh Lưu huyết tại Ngục Kon Tum (12/12/1931 - 12/12/2023): Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh lưu huyết của các chiến sĩ cộng sản tại nhà Ngục Kon Tum. Khẳng định giá trị, ý nghĩa lịch sử của Cuộc đấu tranh Lưu huyết tại Ngục Kon Tum đã mang lại kết quả rất to lớn, buộc thực dân Pháp phải chấp nhận nhượng bộ, thay đổi chế độ đối xử, cai trị với tù chính trị không chỉ ở Kon Tum, mà còn ở các nhà lao khác trên toàn cõi Đông Dương. 

 Về kỷ niệm năm tròn ngày sinh các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam: (1) Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15/02/1913 - 15/02/2023): Tuyên truyền về thân thế, những cống hiến, đóng góp quan trọng của đồng chí trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, tham gia xây dựng đường lối đổi mới đất nước trên các cương vị lãnh đạo Mặt trn Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; (2) Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Chu Huy Mân (17/3/1913 - 17/3/2023): Tuyên truyền về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng và công lao, đóng góp to lớn của đồng chí với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhân dân và Quân đội ta. Tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, lý tưởng cộng sản, đạo đức cách mạng của một nhà chính trị, quân sự song toàn, một vị tướng xuất sắc, suốt đời trung thành, tận tụy với Đảng, với nước, với dân; (3) Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Lương Khánh Thiện (13/10/1903 - 13/10/2023): Tuyên truyền về cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng; đặc biệt là những đóng góp quan trọng trong phong trào cách mạng tại Bắc Kỳ, với giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam.

Về kỷ niệm năm tròn sự kiện lịch sử quan trọng: (1) Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Ấp Bắc (02/01/1963 - 02/01/2023): Tuyên truyền về diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng của Chiến thắng Ấp Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; khẳng định đây là trận đầu quân và dân ta đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ - Ngụy, mở đường cho cao trào tiêu diệt sinh lực địch trong càn quét, bắn máy bay, đánh thiết giáp và đưa phong trào phá ấp chiến lược lên đỉnh cao; đánh dấu sự phát triển về thế và lực của ta, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”; đánh dấu sự chuyển biến về chất của chiến tranh cách mạng và sự trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam; (2) Kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973 - 27/01/2023). Tuyên truyền về bối cảnh quốc tế và trong nước dẫn tới Hội nghị Paris; quá trình chuẩn bị đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; khẳng định đàm phán, ký Hiệp định Paris là cuộc đấu trí, đấu bản lĩnh quyết liệt giữa nền ngoại giao còn non trẻ với nền ngoại giao lão luyện của một số siêu cường hàng đầu thế giới; Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế kỷ XX. Kết quả Hội nghị Paris, nội dung cơ bản của Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ý nghĩa lịch sử của việc ký kết Hiệp định Paris đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Những bài học kinh nghiệm và sự vận dụng sáng tạo việc đàm phán, ký kết Hiệp định Paris trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắn Tổ quốc Việt Nam hội chủ nghĩa.

Qua nội dung tuyên truyền nhằm mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng của dân tộc; chủ nghĩa anh hùng, ý chí tự lực, tự cường và tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận xã hội để thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ huyện, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.


Tác giả: Quốc Vy - BTG Huyện ủy.

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật