A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thay đổi nếp nghĩ cách làm từ Mô hình sản xuất lúa định hướng hữu cơ

Thời gian qua ngành chức năng huyện Kon Rẫy đã thực hiện nhiều Mô hình sản xuất lúa định hướng lúa hữu cơ, xuống các thôn làng đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số ở các xã, nhằm giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và chất lượng cao.

 Mô hình sản xuất lúa định hướng hữu cơ

Ông A Kơlch thôn 4, xã Đăk Tờ Re, là hộ dân có diện tích ruộng lớn với tổng diện tích 8.000m2 tham gia mô hình sản xuất lúa định hướng lúa hữu cơ do Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai tại cánh đồng thôn 4, làng Đăk Pơ Kông, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy. Qua quá trình thực hiện gieo trồng lúa định hướng hữu cơ, bản thân ông đã thực hiện đúng quy trình từ khâu làm đất, sử dụng nguồn phân hữu cơ, đến cách chọn giống và gieo xạ và chăm sóc theo đúng quy trình sinh trưởng và phát triển của cây, vì vậy toàn bộ diện tích lúa định hướng hữu cơ của gia đình ông cho năng xuất và chất lượng cao. Ông A Kơlch tâm sự: Gia đình mình tham gia mô hình này với tổng diện tích 8 sào ruộng nước, qua quá trình thực hiện trồng và chăm sóc mô hình đến nay cũng gần 4 tháng, mình thấy năng xuất lúa đạt cao so với lúa thuần chủng tại địa phương. Qua quá trình thực hiện hiện mô hình, mình được nhà nước hỗ trợ phân bón, phân chuồng, giống lúa HT24 và mình cò được đi tập huấn, cá bộ kỹ thuật thường xuyên xuống tận ruộng lúa để hướng dẫn thêm về cách chăm sóc, mình cảm thấy rất vui. Vụ Đông xuân tới mình sẽ tiếp tục  thâm canh theo định hướng hữu cơ như này nữa, để hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.

Mô hình hỗ trợ sản xuất lúa định hướng lúa hữu cơ tại thôn 4 xã Đăk Tờ Re có tổng diện tích 5,3 ha với 30 hộ tham gia cùng sử dụng giống lúa ST24.  Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ giống, phân bón và được hướng dẫn kỹ thuật, để người dân thực hiện đúng các yêu cầu về quy trình sinh trưởng và phát triển theo từng giai đoạn của cây lúa. Đồng thời hướng dẫn cách xử lý sâu bệnh hại kịp thời, đúng tiến độ mùa vụ. Già làng A Pưn, thôn 4 xã Đăk Tơ Re cho biết: Nói chung trồng lúa theo định hướng hữu cơ, cây lúa phát triển, trổ bông cũng đúng thời vụ giống như thâm canh các giống lúa khác. Bà con nhân dân tham gia mô hình chăm lúa hữu cơ đơn giản hơn, không tốn kém tiền mua phân hóa học, hay thuốc trừ sâu, mà chỉ sử dụng phân chuồng nên bà con hạn chế tiếp xúc với các loại thuốc hóa học. Hiện nay bà con trong mô hình đang tiến hành thu hoạch, sản lượng cũng đạt cao, cũng mong sau này làm mô hình lại được tiếp tục thực hiện để bà con biết hơn và tiếp thu nhiều hơn nữa.

Huyện Kon Rẫy hiện có 3 mô hình sản xuất lúa định hướng lúa hữu cơ tại xã Tân Lập, xã Đăk Tơ Lung và xã Đăk Tờ Re với tổng diện tích 35 ha. Nhìn chung qua qua các mô hình thực hiện định hướng hữu cơ sản lượng lúa đạt cao hơn và chất lượt hạt gạo thơm ngon hơn, được bà con nhân dân đồng tình hưởng ứng và tiếp tục thực hiện mô hình cho lúa vụ kế tiếp. Ông Lê Chí Công, Cán bộ  Kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Rẫy cho biết khẳng định: Năm nay có mô hình định hướng hữu cơ tại xã Đăk Tờ Re đây thì, chúng tôi chọn giống này, qua quá trình sản xuất, trực tiếp hướng dẫn người dân thì giống này nó phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, yêu cầu về kỹ thuật thì nó phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân. Đến nay bà con nhân dân đang tiến hành thu hoạch, năng suất lúa này có những đám cá biệt đạt tới 1kg/1m2, tương đương với chục tấn /1ha, người dân tham gia mô hình cũng rất phấn khởi.

Thu hoạch lúa

Có thể thấy các mô hình sản xuất lúa theo định hướng hữu cơ được thực hiện trên địa bàn huyện trong thời gian gần đây, đều cho năng suất và chất lượng  cao trên cùng đơn vị diện tích. Đây sẽ là tiền đề để mô hình tiếp tục được nhân rộng ở các xã, thị trấn, giúp bà con nhân dân dần thay đổi nếp nghĩ và cách làm trong sản xuất nông nghiệp sạch và phát triển kinh tế một cách bền vững./.


Tác giả: Y Nhàn - Hữu Huy( Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện)

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật