A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội viên phụ nữ thay đổi nếp nghĩ cách làm

Hưởng ứng Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, trong thời gia qua Hội Liên hiệp phụ nữ  huyện Kon Rẫy đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả giúp chị em phụ nữ  mạnh dạn phát triển kinh tế, ổn định đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Chị em phụ nữ  mạnh dạn phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Chị Y Mến thôn 8, làng Kon Srệt, xã Đăk Ruồng, không chỉ là hội viên phụ nữ gương mẫu, mà chị còn được biết đến là hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi, bằng cách thay đổi nếp nghĩ cách làm kinh tế gia đình, mang lại thu nhập ổn định và có cuộc sống an nhàn hơn.

Chị Y Mến thôn 8 làng Kon Srệt, xã Đăk Ruồng , huyện Kon Rẫy tâm sự: (gia đình chúng tôi tự tin vay vốn ngân hàng chính sách mua cây giống như cây cà phê, mua thêm cây Mắc ca để trồng xen với cây cà phê và chăn nuôi, ngoài những thứ đó ra gia đình trồng thêm mỳ và lúa nước ruộng để chăm lo cho cuộc sống gia đình hằng ngày. Qua Cuộc vận động này tôi mong rằng chị em hội viên phụ nữ noi gương, không trồng chờ ỷ lại, cố gắng làm ăn để phát triển và thoát nghèo bền vững).

Nhà chị Y Mến hiện có 5 ha đất canh tác, (trong đó 4 ha mỳ gối vụ lấy ngắn nuôi dài, 01 ha cây cà phê và trồng sen gần 200 cây mắc ca) và 2 sào lúa nước 2 vụ, đủ nguồn lương thực cho gia đình sử dụng. Hàng năm tổng thu nhập của gia đình 150 triệu đồng, chị là hội viên tiêu biểu sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích để đầu tư vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được các cấp, các ngành tuyên dương khen thưởng và được Hội liên hiệp phụ nữ cấp trên đánh giá cao.

Chị Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Hội LHPN xã Đăk Ruồng huyện Kon Rẫy chia sẻ:(Trong thời gian qua Hội cũng đã tuyên truyền, vận động các chị em hội viên người dân tộc thiểu số, nhất là những hội viên nghèo, cận nghèo nắm rõ được nội dung, ý nghĩa của Cuộc vận động này. Điển hình ở đây là chị Y Mến chị cũng đã mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng chính sách, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chị cũng đã trồng xen Cà phê, Mắc ca,từ đó cuộc sống của chị khá hơn, nhà cửa khang trang, chị cũng lo được cho con cái học hành đầy đủ).

 Huyện Kon Rẫy hiện có 7 cơ sở hội, với 6.754 hội viên, hội viên dân tộc thiểu số 3.144 người chiếm 46,5% hội viên phụ nữ toàn huyện. Từ khi triển khai thực hiện CVĐ “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, bằng những mô hình cụ thể thiết thực, đã góp phần làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số, được các hội viên đồng tình hưởng ứng  và thực hiện có hiệu quả.

Bà Y Nga, Chuyên viên Hội LHPN huyện Kon Rẫy cho biết: (Trong thời gian vừa qua, thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững. Qua đó, Hội đã xây dựng một số mô hình làm thay đổi nếp nghĩ cách làm cụ thể như: Mô hình giỏ nhựa đi chợ, mô hình  nuôi heo đất tiết kiệm, hủ gạo tình thương, mô hình sản xuất lúa sạch. Bên cạnh đó một số cá nhân hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số cũng đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển kinh tế bằng cách trồng những loại  cây có giá trị kinh tế cao nư cà phê, Mắc ca, Cao su điển hình như hội viên Y Mến thôn 9 xã Đăk Ruồng là một hội viên tiêu biểu trong đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả ổn định cuộc sống).

Có thể nói sau gần 2 năm triển khai mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nhiều hộ phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện biết thay đổi phương thức sản xuất,  mang lại hiệu quả cao hơn trong phát triển kinh tế gia đình. Chị em hội viên đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và điều kiện kinh tế gia đình, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích sản xuất./.


Tác giả: Y Nhàn- Hữu Huy (Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện Kon Rẫy)

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật