Trước đây là hộ nghèo, nhưng đến nay hội viên phụ nữ Y Lăng, ở thôn 7- xã Đăk Tờ Re đã vươn lên thành hộ khá giả, thu nhập ổn đinh. Để có được điều này, chị đã mạnh dạn tham gia mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, được tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đi thăm các mô hình chăn nuôi tiêu biểu của xã. Từ những điều mắt thấy tai nghe, hai vợ chồng vay Ngân hàng Chính sách huyện đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình. Chị Y Lăng chia sẻ: “Gia đình chúng tôi được vay vốn Ngân hàng chính sách 70 triệu, gia đình tôi đã đầu tư chăm sóc vườn cao su, gia đình tôi thu cạo được 2 năm, khoảng thu mỗi ngày 500 ngàn đồng, nhờ nguồn vốn này gia đình tôi còn nuôi được bò, heo, hiện nay trồng một số cây kinh tế cao; nhờ vậy kinh tế ổn định tạo điều kiện cho con cái ăn học đến nơi đến chốn, mong muốn nhà nước, chính quyền địa phương duy trì nguồn vốn này để bà con phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống”.
Hiệu quả từ mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình của chị Y Lăng đã làm cho hội viên phụ nữ trong xã Đăk Tờ Re quan tâm học tập, quyết tâm hơn về thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nhiều hội viên còn sử vốn vay nguồn để chuyển đổi cơ cấu một số diện tích bạc màu sang trồng cây ăn quả như sâu riêng, mía thái, chôm chôm; trồng cây lâm nghiệp mắc ca; đồng thời trồng một số cây ngắn ngày với phương châm lấy ngắn nuôi dài.
Mô hình trồng cây ăn quả tại thôn 7, xã Đăk Tờ Re
Bà Phan Thị Mỳ - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy cho biết: “Thực hiện cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ cách làm của người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Đăk Tờ Re, hiện nay có trên 700 hội viên thì trong số chị em thực hiện cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ cách làm của người đồng bào dân tộc thiểu số, có khoảng 60% chị em hội em phụ nữ đã nhận thức được về áp dụng khoa học kỷ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi; hiện tại chị em biết thay đổi, suy nghĩ những cái thủ tục lạc hậu. Bên cạnh đó chị em còn biết trồng trọt chăn nuôi và cải tạo vườn tạp trồng râu sạch nhằm ổn định cuộc sống góp phần xóa đói giảm nghèo”.
Để Cuộc vận động “ Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” ngày càng đi vào chiều sâu, thời gian qua cấp ủy – chính quyền xã Đăk Tờ Re đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã để phân công nhiệm vụ cho thành viên phụ trách các thôn, làng thực hiện xây dựng mô hình hay, cách làm sáng tạo; đồng thời phân công đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới đông đảo bà con DTTS để bà con đã biết cách chi tiêu hợp lý, tích lũy vốn để tái sản xuất và phát triển chăn nuôi.
Ông A Đi – Phó Bí thư Đảng ủy xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy khẳng định “Đối với năm 2021, Đảng ủy coi trong xây dựng mô hình trồng cây ăn quả, chỉnh trang, mô hình cải tạo vườn tạp, sẽ đưa công trình về sinh, công trình chăn nuôi trước nhà chuyển ra sau nhà để bố trí đẹp thôn, đẹp nhà, đẹp cửa và cũng xã hội hóa được cổng chào có 8/8 thôn có cổng chào thôn. Đặc biệt quan tâm các hộ đồng bào nghèo, vì Kết luận 08-KL/TU của Tỉnh ủy nhằm giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững”.
Với việc người dân đã dần thay đổi nhận thức, biết cải tạo vườn tạp, xây dựng chuồng trại để chăn nuôi và giữ gìn vệ sinh môi trường. Bước đầu, Cuộc vận động “ Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” đã góp phần tích cực trong thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững của xã Đăk Tờ Re; thu nhập bình quân đầu người đã đạt 35 triệu/ người /năm; hiện tại, xã đã đạt 17/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới