A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mô hình “sọt rác hộ gia đình”.

Nhận thấy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, túi ni lông sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày tăng cao, thời gian qua, nhiều thôn,làng ở huyện Kon Rẫy đã xây dựng mô hình “sọt rác hộ gia đình” để bỏ rác tại nhà được đông đảo hội viên, chị em phụ nữ hưởng ứng tham gia. Bằng việc đơn giản, thiết thực này, tình trạng rác thải vứt bừa bãi đã hạn chế, môi trường sống ngày càng sạch đẹp hơn.

Người dân thôn 10, làng Kon S K ôi, xã Đăk Ruồng thực hực mô hình "sọt rác gia đình"

Mô hình “sọt rác hộ gia đình” tại thôn 10, làng Kon SKôi, xã Đăk Ruồng được phát động và triển khai từ tháng 03/2020, Chi bộ thôn đã chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể thôn kêu gọi, vận động bà con Nhân dân trong toàn thôn mua sọt đựng rác và được bà con Nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng.

Chị Y Đi, thôn 10, làng Kon SKôi, xã Đăk Ruồng cho biết: “Gia đình tôi đã thực hiện mua sọt để về đựng rác thải nhằm bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp, bảo vệ sức khỏe cho gia đình tôi và bà con trong thôn”

Đến nay, toàn thôn có 126 hộ thì có trên 90% hộ gia đình đã mua được sọt rác  Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện, mô hình đem lại nhiều hiệu quả thiết thực như: giảm lượng rác thải thải ra môi trường, cảnh quan môi trường trong thôn làng, tại mỗi gia đình sạch sẽ, khang trang hơn.

Ông Trần Văn Thái – Bí thư Chi bộ thôn 10 - Chủ tịch Hội nông xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy cho biết “Chi bộ chỉ đạo bà con tự trang bị cho mình mỗi nhà một sọt nhựa bỏ rác, tại nhà rông có 3 giỏ rác, mỗi tuần dọn vệ sinh một lần, còn các hộ gia đình làm hàng ngày, sau khi sọt rác đầy thì đào hố đổ vào chôn lấp vừa đảm bảo môi trường, vừa sạch thôn làng”.

Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” của UBMTTQVN tỉnh phát động và triển khai râu rộng tại các địa phương, tuy đây là mô hình không mới, nhưng rất cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao ý thức, thay đổi hành vi của từng cá nhân đối với công tác bảo vệ môi trường.

Ông Trần Văn Thái cho biết thêm “Để thực hiện tốt ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy về thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền đầu tư một số thùng rác đặt tại điểm thôn để bà con bỏ rác vào thùng, có các đơn vị ngành chức năng vận chuyển đi để đảm bảo môi trường xanh – sạch - đẹp”.

Hiện này, trên địa bàn toàn huyện Kon Rẫy có 12 thôn, làng thực hiện mô hình “sọt rác hộ gia đình” để giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp, đồng thời từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho các thôn, làng dân tộc thiểu số hay góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.


Tác giả: Lâm Hiền - Thành Trung ( Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện Kon Rẫy)

Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin nổi bật Tin nổi bật