A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển “Làng số” với mô hình “3 không” và “thôn thông minh” tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Là một trong những địa phương xây dựng thôn thông minh đầu tiên của huyện và là điểm chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua, xã Định Hưng và Định Long (huyện Yên Định, Thanh Hóa) đã triển khai sâu rộng các mô hình chuyển đổi số (CĐS), đem lại nhiều tiện ích thiết thực trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Tháng 01/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ra mắt Cẩm nang Làng số trên các nền tảng số với mục đích hướng dẫn mỗi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động xây dựng Làng số - mô hình kinh tế số và xã hội số nhỏ nhất. Dự án cung cấp các câu chuyện thực tế về cách người dân đã sử dụng công nghệ số để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Và huyện Yên Định là một trong những câu chuyện thực tế về “Làng số” đang đi vào cuộc sống.

Năm 2023, thực hiện kế hoạch của Sở Thông tin và Truyền thông, huyện đã tham gia thí điểm thành công và ra mắt mô hình “3 không”, mô hình “thôn thông minh” trong CĐS tại 2 xã Định Hưng và Định Long. Sự thích ứng nhanh nhạy, hiệu quả các mô hình CĐS đã và đang phát triển rộng rãi, từng bước hình thành “Làng số” giúp người dân nông thôn nơi đây ngày càng rút ngắn khoảng cách tiếp cận công nghệ thông tin và trở thành những “công dân số”.

Anh Hoàng Văn Thắng, Trưởng thôn Hổ Thôn cho biết từ ngày triển khai CĐS và mô hình “3 không”, mô hình “thôn thông minh”, tuy có gặp một số khó khăn ban đầu, nhưng khi đã quen việc thì trở nên thuận tiện hơn, hiệu quả công việc cũng cao lên, đặc biệt nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân vì những tiện ích của nó như: mã số hóa tạo tài khoản định danh điện tử VneID cho người dân, cài đặt, tạo lập tài khoản App dùng chung của tỉnh cho người dân/doanh nghiệp, tạo lập chữ ký điện tử miễn phí, tạo mã QR code thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ/cửa hàng/điểm thanh toán tiền điện; giới thiệu về lịch sử, văn hóa của địa phương …

Có thể thấy, với những tiện ích mà các mô hình trong chuyển đổi số đã mang lại không chỉ thuận tiện cho công tác điều hành lãnh đạo của xã, thôn, bảo đảm an ninh trật tự, bà con tiếp cận với công nghệ số để giao dịch thương mại điện tử... mà còn áp dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh; kết nối chính quyền với người dân.

Như vậy, có thể khẳng định, sự phát triển của CĐS đang tạo ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ nhanh, nắm bắt thông tin và xử lý công việc kịp thời, hiệu quả... nhưng quan trọng hơn là tạo hiệu ứng tích cực trong nhận thức, hành động của các tầng lớp nhân dân tiến tới xã hội văn minh, với mục đích hướng dẫn mỗi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động xây dựng Làng số - mô hình kinh tế số và xã hội số nhỏ nhất tại địa phương.


Nguồn:Chuyển đổi số quốc gia Sao chép liên kết

Tin liên quan

noData
Không có dữ liệu

Tin nổi bật Tin nổi bật