A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhân dân các dân tộc thiểu số đoàn kết, năng động xây dựng huyện Kon Rẫy ngày càng ổn định và phát triển

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành của tỉnh; của Đảng bộ và Chính quyền huyện Kon Rẫy, các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đoàn kết, năng động, sáng tạo, phát huy nội lực đóng góp to lớn trong xây dựng, phát triển huyện nhà. Đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao. Bộ mặt nông thôn vùng dân tộc đã có nhiều đổi mới, văn minh, tiến bộ. Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước được thực hiện ngày càng tốt hơn  đã góp phần xây dựng huyện Kon Rẫy ổn định, phát triển nhanh và bền vững.

Quang cảnh tại trung tâm huyện Kon Rẫy

Kon Rẫy nằm phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum dọc theo quốc lộ 24, với 49 thôn của 7 đơn vị hành chính với; trong đó có 3 xã thuộc khu vực III và 3 xã thuộc khu vực I. Cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc thiểu số đang sinh sống như: Ba Na (Giơ Lâng, Rơ Ngao), Xơ Đăng (Tơ Đra, Ca Dong), Hrê và một số dân tộc thiểu số khác như: Tày, Cor, Nùng, Thái, Mường... Dân cư phân bố rải rác tại các thôn, làng trên địa bàn huyện với trên 31 nghìn người, với 7.580 hộ, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số gần 66% so với dân số toàn huyện.

Quang cảnh Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Kon Rẫy

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xơ - Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”.

Thực hiện Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các DTTS huyện Kon Rẫy lần thứ III năm 2019, cùng với chính sách hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương. Những năm qua đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Kon Rẫy đoàn kết, nỗ lực nguyện chung sức, chung lòng xây dựng huyện nhà ngày càng giàu đẹp, hội nhập, phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tập trung, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân và của Nhà nước để tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, về xây dựng nông thôn mới, các chương trình chính sách Dân tộc trên địa bàn huyện.

Bà Đinh Thị Hồng Thu – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: UBND huyện tích cực chỉ đạo các phòng, ban liên quan, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm như: Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTD giao đoạn II ( 2021-2025); Đề án bảo tồn và phát triển ngề truyền thống của DTTS; Chính sách cho người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS; Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” và các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và niềm núi; Chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trong đó, đặc biệt quan tâm đến chính sách dân tộc, nhiều văn bản được ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, cấp ủy, chính quyền huyện Kon Rẫy đã kịp thời xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch, ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện. Qua đó, đã góp phần thúc đẩy phát triển về kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh; Công tác y tế, giáo dục được quan tâm đúng mức, đời sống người dân vùng đồng bào DTTS được nâng lên.

Sau 5 năm thực hiện chính sách dân tộc, huyện Kon Rẫy đã tập trung triển khai đồng bộ và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư để lồng ghép thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS.

Các chương trình, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang triển khai trên địa bàn huyện chủ yếu là Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và chương trình xây dựng nông thôn mới được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống kênh mương nội đồng, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, đường giao thông, sân thể thao, cầu dân sinh với kinh phí thực hiện giai đoạn là: 477.730 tỷ đồng để triển khai đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa 243 công trình các loại trên địa bàn huyện.

Qua việc phát huy hiệu quả các chương trình, dự án đã góp phần tạo điều kiện để người dân có nguồn lực phát triển sản xuất, vươn lên, xóa đói giảm nghèo. Huyện chú trọng tổ chức rà soát, thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo DTTS, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn. Đã hỗ trợ 22 hộ nghèo khó khăn về nhà ở, 19 hộ thiếu đất ở, đất sản xuất; 04 công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho hơn 479 hộ58 công trình các loại phục vụ giao thông, sản xuất, sinh hoạt và triển khai nhiều nội dung của Chương trình góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trao quyết định các thôn, làng đạt chuẩn thôn nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ vậy, đến nay, toàn huyện có 04/06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 01 xã là xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu, 01 xã đang trình công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao; 02 khu dân cư đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu; 11 thôn, làng đạt chuẩn thôn nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cảnh thôn làng DTTS thay đổi khang trang

Nhiều năm lại đây phong trào giúp nhau để phát triển kinh tế trong đồng bào các dân tộc thiểu đang dần lớn mạnh. Cùng với đó bà con còn được vay vốn ưu đãi, hỗ trợ phân bón, giống cây trồng và hưởng thụ đầy đủ các chương trình chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương nên đời sống của đại bộ phận nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã chuyển biến tích cực, số hộ khá giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo giảm đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38,27 triệu đồng vào cuối năm 2023 (tăng 13,82 triệu đồng so với năm 2019). Nhờ vậy, có rất nhiều hộ ĐBDTTS từ nghèo khó đã vươn lên có cuộc sống ổn định, khá giả. Điển hình như: ông A Tơi thôn 11 xã Đăk Ruồng với mô hình VAC; ông A Phai ở thôn 4, xã Đăk Tơ Lung mô hình nuôi hươn lấy nhung; bà Y Thơi với mô hình rượu ghè nếp cẩm; ông A Teo ở thôn 1- xã Đăk PNe và Đinh Văn Phú ở thôn 7, thị trấn Đăk RVe mô hình trồng ca phê và cây ăn trái …vv.

 Khi cuộc sống đã dần ổn định, cái ăn, cái mặc không còn là nỗi lo trăn trở, đời sống tinh thần của bà con ngày càng được cải thiện rõ nét, trình độ dân trí được nâng lên. Công tác giáo dục, đào tạo trong vùng đồng bào DTTS tiếp tục có bước phát triển mới, chất lượng dạy và học ngày càng đi vào chiều sâu, trường Tiểu học và mẫu giáo đã xây dựng tới các thôn làng; số học sinh DTTS tốt nghiệp từng cấp học tăng lên từng năm.

Công tác y tế, dân số KHHGĐ, công tác Bảo hiểm xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em trong vùng dân tộc thiểu số trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Tất cả các trạm y tế đều được trang bị đủ thuốc để phòng chữa bệnh thông thường cho Nhân dân, nhân thức của người đồng bào DTTS từng bước thay đổi theo chiều hướng tiến bộ hơn trong việc phòng chống bệnh tật.

Các Lễ hội được bảo tồn và duy trì

Văn hoá nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS được bảo tồn và phát triển cả chiều sâu lẫn bề rộng. Đến nay trên địa bàn Kon Rẫy đã có 49 nhà rông và có hơn 101 bộ cồng chiêng, chủ yếu trong cộng đồng dân cư và các hộ gia đình gìn giữ. Nhiều lễ hội của người dân được bảo tồn và duy trì như: Lễ ăn lúa mới, lễ mừng Nhà Rông, lễ hội đâm trâu, lễ hội ăn con dúi, lễ hội máng nước. Phong trào văn hóa, văn nghệ - TDTT quần chúng luôn được chú trọng, hàng năm huyện luôn tổ chức ngày Hội văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số; Hội thi cồng chiêng múa xoang các dân tộc thiểu số huyện nhằm tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tạo khí thế thi đua sôi nổi, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.

Già làng A Heng – thôn 4 xã Tân Lập chia sẻ: Nhũng năm qua, UBND huyện thường xuyên tổ chức các ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số và Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số. Chúng tôi phấn khởi lắm vì chúng tôi được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và lưu giữ truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các dân tộc. Để truyền đạt cho con cháu mai sau để không thể quên được bản săc văn hóa của dân tộc mình.

Ngoài ra huyện đã ban hành và triển khai nhiều đề án gắn với việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”. Đến nay, 100% hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo đã được tuyên truyền, phổ biến nội dung Cuộc vận động; 1.570 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục lạc hậu, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững; 1.014 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương để nuôi, trồng, biết chi tiêu hợp lý để tích luỹ vốn tái đầu tư sản xuất; 597 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo có đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện; 398 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã; 1.616 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo; 595 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát cận nghèo, xây dựng 30 mô hình triển khai thực hiện Cuộc vận động với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng.

Hàng năm, UBND huyện đã tổ chức thăm, tặng quà cho những người có uy tín, già làng tiểu biểu nhân các ngày ngày lễ, tết. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục phát luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được tổ chức với nhiều hình thức phong phú nhằm từng bước nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào các dân tộc thiểu số, giải đáp tốt các yêu cầu trợ giúp pháp lý và các chế độ chính sách về đất đai, bảo trợ xã hội, hộ tịch của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Không những chăm lo cho nhân dân vùng đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế. Trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền luôn đặc biệt chú trọng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về dân tộc tôn giáo. Các cấp chính quyền giải quyết kịp thời những nhu cầu chính đáng, đúng pháp luật về những hoạt động tôn giáo, tạo điều kiện cho nhân dân sinh hoạt tôn giáo bình thường. Từ đó đồng bào các tôn giáo trên địa bàn huyện những năm qua luôn đồng hành, gắn bó với dân tộc, tập hợp tín đồ trong khối đại đoàn kết góp phần đảm bảo ANCT-TTATXH và công cuộc xây dựng địa phương.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS nói riêng luôn được Huyện ủy quan tâm chỉ đạo. Qua đó, đã thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên là người DTTS, đến nay toàn huyện có 1.758 đảng viên, trong đó đảng viên là người dân tộc thiểu số là 768 đảng viên. Có 47 Thôn trưởng là đảng viên, có 22 đồng chí Bí thư chi bộ đồng thời là thôn trưởng, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác. Huyện chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS. Đa số cán bộ người đồng bào DTTS đạt chuẩn và đáp ứng theo yêu cầu đề ra.

Có thể khẳng định trong 5 năm qua bằng những việc làm cụ thể, thiết thực huyện Kon Rẫy đã làm chuyển biến tích cực mọi mặt đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, nhất là nhân dân vùng đồng bào DTTS. Đây là tiền đề để huyện Kon Rẫy tiếp tục chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số  trong giai đoạn 2024-2029.

Trong thời gian tới, UBND huyện phối hợp các ngành, các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức chính trị-xã hội và các dân tộc trên địa bàn huyện tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, đồng sức, đồng lòng, quyết tâm thi đua học tập, lao động, sản xuất. Đặc biệt đẩy mạnh Cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Bà Thu – Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẽ thêm.

Dưới ánh sáng của đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, những kết quả đạt được trong quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ III và giải pháp trọng tâm thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2024- 2029 chúng ta tin tưởng đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, yêu nước, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc và công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước sớm xây dựng Kon Rẫy trở thành huyện khá trong vùng DTTS, miền núi của tỉnh thực hiện tốt mục tiêu của Đại hội lần thứ IV: Các dân tộc huyện Kon Rẫy đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững./.


Tác giả: Lâm Hiền – Thành Trung – Hữu Huy ( Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện Kon Rẫy)

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật