A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kon Rẫy: Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, huyện Kon Rẫy quan tâm và chăm lo đời sống đồng bào DTTS bằng những chương trình, chính sách thiết thực, nhờ đó đời sống vật chất tinh thần được nâng lên. Đa số đồng bào các dân tộc thiểu số đã ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng cuộc sống gia đình, thôn làng, tin tưởng vào sự đổi mới của đất nước góp phần xây dựng huyện Kon Rẫy ngày càng phát triển và ổn định.

Là hộ nghèo, nhiều năm liền phải ở trong căn nhà tạm bợ, năm 2022, gia đình anh A Blung ở thôn 3, xã Đăk Kôi được huyện Kon Rẫy hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và vay thêm 40 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Có nguồn hỗ trợ của Nhà nước, gia đình anh đã vay mượn thêm bà con 100 triệu đồng và được cộng đồng làng hỗ trợ ngày công nên đã xây dựng được căn nhà khang trang với diện tích hơn 80m2.

Anh A Blung chia sẻ: Nhà tôi có được ít tiền tích trữ nhưng không đủ làm được ngôi nhà khang trang. Nhờ có Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và hỗ trợ vốn của Ngân hàng chính sách nên tôi mới làm được ngôi nhà rộng rãi đẹp như thế này.

Trước đây mỗi khi bước vào mùa khô, hơn 60 hộ dân tộc Ba Na ở thôn 1, xã Đăk Pne luôn lo lắng thiếu nước sinh hoạt. Nhưng nay nước sạch đã về thôn, người dân không còn cảnh thiếu nước vì đã được huyện đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trun với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng vào năm 2022.

Chị Y Linh – cho hay: Lúc trước chúng tôi phải cõng gùi đi xuống dưới suối để đi lấy nước, nhiều lúc nước rất đục cũng phải lấy về dung. Còn bây giờ Nhà nước đầu tư hệ thống nước sinh hoạt tại thôn sạch sẽ, rất thuận tiện. Bây giờ thì bà con trong thôn yên tâm sử dụng nước rồi.

Kon Rẫy hiện có 7 xã, thị trấn và 49 thôn, làng; có 4.969 hộ đồng bào với 20.559 khẩu, chiếm tỉ lệ gần 66% so với dân số toàn huyện. Những năm qua, các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi triển khai tại huyện Kon Rẫy huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị tham gia. Nhiều hoạt động đầu tư, hỗ trợ được tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời, đúng mục tiêu, đối tượng. Cùng với đó, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cũng nhận thức rõ sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương, từ đó thay đổi nhận thức, tự lực vươn lên trong cuộc sống, phấn đấu giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Ông Đào Đức Tiến - Trưởng phòng Dân tộc huyện Kon Rẫy cho biết: Được sự đồng thuận của Nhân dân, rà roát của UBND các xã, thị trấn. Từ đó, Phòng Dân tộc đã tham mưu cho UBND phê duyệt danh sách đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt. Đến giờ này một số công trình đã thực hiện xong và phát huy được vai trò của công trình trong đời sống thôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Kon Rẫy chú trọng công tác tổ chức rà soát, thực hiện chính sách hỗ trợ 22 hộ nghèo khó khăn về nhà ở, 07 hộ nghèo không có đất ở, 12 hộ nghèo thiếu đất sản xuất; 139 hộ nghèo thực hiện chuyển đổi nghề, 520 hộ nghèo hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, đầu tư xây dựng 04 công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho hơn 479 hộ58 công trình các loại phục vụ giao thông, sản xuất, sinh hoạt. Đến nay, toàn huyện có 4/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 11 thôn, làng đạt chuẩn thôn nông thôn mới vùng đồng bào DTTS. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng vào cuối năm 2023 tăng gần 14 triệu đồng so với năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm giảm 6,6%.

Bà Đinh Thị Hồng Thu – Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy khẳng định: Huyện đã tích cực chỉ đạo các ngành, đặc biệt các ngành phụ trách Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chính sách dân tộc tập trung xây dựng các kế hoạch chi tiết và cụ thể hóa từng lĩnh vực. Ưu tiên về phát triển chính sách dân tộc cũng như tập trung đối tượng là người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn để hở trợ. Hoạch định những giải pháp phát triển kinh tế, trong đó thay đổi cơ cấu cây trong trồng vật, hoạch định cải tạo vườn tạp và định hướng người dân về cây, con giống có giá trị kinh tế để trồng trọt và chăn nuôi.

Với những cơ chế, chính sách hợp lý, trong những năm qua, huyện Kon Rẫy đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS, miền núi. Nhờ vậy, đến nay, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào DTTS thay da đổi thịt, đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào các DTTS được nâng lên rõ rệt. Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ngày càng bền vững.


Tác giả: Lâm Hiền(Trung tâm VH-TT-DL&TT huyện)

Tin liên quan